Nếu bạn để ý xung quanh mình có khá nhiều gia đình có điều kiện, tuy nhiên con cái thường không trưởng thành dễ dính vào các thói quen ăn chơi hoặc thậm chí nghiện ngập tính tự lập rất ít. Nguyên nhân tại sao? Đó chính là do bố mẹ quá nuông chiều con cái tạo ra luồng suy nghĩ chỉ biết hưởng thụ không biết quý trọng giá trj lao động giá trị của đồng tiền từ đó sinh ra tính cách ỷ lại không tự thân vận động. Ngược lại những nhà nghèo thì thường sẽ sống tự lập rất tốt vì hoàn cảnh buộc họ phải vậy. Và họ sẽ hình thành được tính tự lập và có động lực phấn đấu học hành và làm việc. Tất nhiên đây chỉ nói trên khía cạnh chung chung. Ngược lại rất nhiều nhà giầu nhưng con cái họ vẫn tự lập không cần phải tiền bạc của gia đình, và cũng rất nhiều nhà nghèo nhưng vẫn ăn chơi đua đòi. Việc đó phần lớn là ảnh hưởng từ bố mẹ. NHững người bố người mẹ cần phải có cách thức dậy con sao cho hợp lý và phù hợp với tính tình của mỗi người để chúng không lớn trưởng thành và tự lo cho bản thân mình. Xã hội ngày nay không ngừng đòi hỏi mỗi người phải có khả năng tự lập. Vậy tự lập là gì? Nó có vai trò, ý nghĩa như thế nào? Phần hướng dẫn cụ thể của đề bài nghị luận về tính tự lập sẽ giải đáp cho các bạn câu hỏi ấy. Chúc các bạn học thật tốt.
Các bài viết về chủ đề Tính tự lập được quan tâm trên THCS Lao Bảo:
Tự lập – vấn đề muôn thuở của cuộc sống, là mối lo âu của nhiều cha mẹ về đứa con khi nó bắt đầu chập chững bước vào đời, là hành trang mà mỗi người cần phải có. Người ta nói nhiều về tự lập qua các bài tản văn, bài tự sự, bài thơ, và giờ đây là cả trong văn nghị luận xã hội. Nghị luận về tính tự lập là như thế nào? Đó là nếu ra vai trò, tầm quan trọng của vấn đề, sử dụng hệ thống lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đọc thông qua ngòi bút, câu từ của mình. Và để viết được một bài văn nghị luận xã hội về tính tự lập hay không phải là dễ. Trước tiên cần phải có hệ thống ý toàn diện, như vậy mới có thể tập trung về ngôn từ và văn phong. Để giúp các bạn học sinh đạt được điều đó, được cao điểm hơn trong phần tập làm văn, dưới đây tôi đã đưa ra dàn ý chi tiết của đề bài này để các bạn tham khảo, suy nghĩ. Hi vọng rằng nó sẽ giúp ích được các bạn phần nào trong quá trình chinh phục bộ môn Ngữ Văn.
Tự lập sẽ giúp bạn nhanh chóng trưởng thành tự lo cho bản thân không phải phụ thuộc vào gia đình, bạn cũng có rất nhiều cơ hội để thành công trong cuộc sống nếu biết cách năm bắt
Dàn ý Nghị luận về tính tự lập lớp 9
I, MỞ BÀI
Ví dụ:
Mở bài số 1: Bạn đã có những gì trong va li hành trang của mình trước khi bước chân vào cuộc sống rồi? Có lẽ có người sẽ nói là kiến thức, sự chăm chỉ, ý chí… Nhưng hãy nhớ rằng, quan trọng nhất là tính tự lập.
Mở bài số 2: Mỗi chúng ta được sinh ra trong vòng tay yêu thương vào bảo bọc của gia đình, người thân. Đến khi ta lớn, bước ra ngoài cuộc sống bộn bề, sẽ chỉ có mình ta bước đi trên con đường ấy. Bởi vậy, mỗi người cần phải có tính tự lập để có thể sống cho tốt.
II, THÂN BÀI
Giải thích khái niệm
Tính tự lập là gì? → Là khả năng tự làm mọi việc, là tự gánh vác mọi chuyện, tự mình thực hiện những mong muốn, giải quyết khó khăn…
Biểu hiện: Khi gặp một bài tập khó, thay vì ngay lập tức đi mượn bài bạn, đi tìm kiếm câu giải trên mạng thì ta ngồi nghiêm túc suy nghĩ, tìm ra cách giải quyết.
Bàn luận vấn đề
Tự lập là một khả năng cần có ở mỗi người trong cuộc sống. Không ai là có thể sống dựa mãi vào người khác. Cả gia đình, cha mẹ cũng chỉ ở bên ta đến một thời điểm nhất định. Khi ta lớn dần, bước ra ngoài xã hội, ta sẽ phải biết cách đối đầu với những khó khăn một mình, để không bị vấp ngã, để có thể tự mình xây dựng cuộc sống mình mong ước, theo đuổi điều mình đam mê.
Đó cũng là một thước đo đánh giá mà người khác dùng để nhìn nhận người xung quanh họ. Tất nhiên là ta luôn thích gần gũi, thân thiết và có thiện cảm hơn với người biết cách sống tự lập so với người ỷ lại, chẳng thể làm việc gì hay giải quyết việc gì cho bản thân mình.
Khi tự lập, ta sẽ khám phá ra được nhiều hơn khả năng của bản thân, bứt phá được giới hạn của chính mình. Như vậy, tự lập thử thách khả năng giải quyết vấn đề của ta, thúc giục ta phải tự mình hoàn thiện mình, học những điều mình không biết.
Dẫn chứng: Giống như Mai An Tiêm, khi bị vua cha đày bản thân cùng vợ con ra đảo hoang, tưởng chừng như sẽ chẳng thể nào sống được trên hòn đảo ấy nhưng không. Bằng khả năng của mình, và cả một chút may mắn, cả gia đình đã sống sót, thậm chí là sống hạnh phúc, vui vẻ trên hòn đảo ấy khiến cha mình khi nhìn thấy còn vô cùng ngạc nhiên.
Mở rộng và rút ra bài học nhận thức hành động
Nâng cao vấn đề: Tuy nhiên, không phải bất kì vấn đề nào ta cũng có thể tự giải quyết một mình được. Ta đang sống trong một cộng đồng, có những mối quan hệ xung quanh. Khi ta khó khăn, hãy nhờ họ giúp đỡ, và khi họ gặp thử thách, nếu có thể, hãy giúp đỡ lại họ. Đó là tự lập và không ỷ lại, là một thái độ sống tốt đẹp, một cách sống tốt. Ngày nay, vẫn có vô số những thanh niên trẻ được bảo bọc quá mức mà không thể bước ra ngoài đời sống, phụ thuộc vào gia đình quá nhiều.
Bài học: Để có thể tự lập được, mỗi người chúng ta phải tự tin về kiến thức, về khả năng giải quyết vấn đề của bản thân. Không ngừng trau dồi chính mình, luyện tập nhiều, tích cực tham gia các khoá học kĩ năng, các hoạt động xã hội…
III, KẾT BÀI
Ví dụ: Việc tự lập là vô cùng quan trọng với mỗi con người. Đây là hành trang chúng ta cần phải có trong tay trước khi bước vào đời. Hãy chuẩn bị thật tốt. Đừng quên điều này, bạn nhé.