KHi còn là học sinh thì thường mục đích đa số của mọi người là làm sao cố gắng học thật giỏi tiếp thu thật nhiều kiến thức để đạt thành tích cao trong học tập đậu vào các trường học và ngành học mà mình yêu thích hoặc ước mơ tư bé hoặc đơn giản là cơ hội nghề nghiệp cao hơn. Tuy nhiên thực tế việc không chỉ có vậy học còn giúp bạn có thêm rất nhiều kiến thức và học sẽ là hành trang vững bước giúp bạn bước vào tương lai. Bên dưới là phần hướng dẫn lập dàn ý cho đề bài văn nghị luận lớp 9 về mục đích học tập của UNESCO. Dàn bài có đầy đủ chi tiết các phầm, hướng dẫn vô cùng cụ thể, Hi vọng rằng nó sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình học tập.
Các bài viết về chủ đề Mục đích học tập của UNESCO được quan tâm trên THCS Lao Bảo:
UNESCO là một tổ chức vô cùng nổi tiếng của Liên Hợp Quốc. Có thể những tổ chức khác ta không hay nhưng UNESCO thì không phải là một tổ chức xa lại gì với chúng ta. Tổ chức này phụ trách về vấn đề giáo dục, khoa học, và văn hoá của các nước. Bởi vậy nên UNESCO rất chú trọng đến các vấn đề này, đặc biệt là giáo dục. Nhắc đến học tập, tổ chức này đã khẳng định rất rõ ràng về mục đích của việc học tập, đó là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.” Đây là một câu nói bao quát toàn bộ được mục đích của việc học. Chính vì thế mà nó được đưa vào trong văn nghị luận xã hội lớp 9 để các em vừa có thể luyện tập với dạng văn này, vừa có thể hiểu hơn về việc học của mình. Vậy làm đề văn này như thế nào là tốt nhất? Các bạn hãy tham khảo dàn ý chi tiết dưới đây để tìm câu trả lời cho mình nhé. Chúc các bạn học thật tốt.
Mỗi người có mục đích học tập khác nhau, tuy nhiên những mục đích chung là học tập để biêt thêm kiến thức, học để sau này làm việc, học để thể hiện bản thân là những mục đích cơ bản nhất
Dàn ý Nghị luận về mục đích học tập của UNESCO lớp 9 chi tiết
I, MỞ BÀI
Ví dụ:
Mở bài số 1: Với mục đích hoạt động vì sự phát triển của nhân loại, bảo tồn các giá trị lâu bền, UNESCO là một tổ chức tuyệt vời của thế giới. Tổ chức này đã có một câu nói vô cùng xác đáng về mục đích của học tập: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.”
Mở bài số 2: Đã bao giờ bạn đi tìm câu trả lời cho việc vì sao bản thân phải học tập mỗi ngày hay chưa? Câu hỏi này có vô vàn đáp án khác nhau. Và có lẽ đầy đủ nhất chính là câu khẳng định của UNESCO: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.”
II, THÂN BÀI
Giải thích khái niệm
UNESCO là gì? → Tên đầy đủ là Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc. Đây là một trong những tổ chức lớn của Liên Hợp Quốc hoạt động với mục đích mong muốn có thể thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về các lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hoá. Từ đó để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người.
Mục đích học tập mà UNESCO đề ra chính là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.” Học là quá trình, hành động tìm hiểu và tiếp thu kiến thức của mỗi chúng ta. Với UNESCO, việc học là để tiếp thu kiến thức, để có nền tảng làm việc, để có thể sống với người khác và để tạo một vị trí cho bản thân.
Bàn luận vấn đề
Học để bổ sung kiến thức cho bản thân: Trước hết, việc học mục đích gốc chính là để ta tiếp thu kiến thức, mở rộng hiểu biết cho chính mình. Trong cuộc đời mỗi người, học tập là việc xảy ra không ngừng nghỉ, ta học mọi lúc, ở mọi lứa tuổi. Kiến thức mà nhân loại đang sở hữu vô cùng bao la và rộng lớn, điều ta biết là vô cùng nhỏ bé, chỉ đơn giản là một hạt cát mà thôi. Mỗi ngày đều có rất nhiều vấn đề xung quanh chúng ta phải giải quyết, và để làm được điều đó, ta phải có kiến thức.
Học để có nền tảng làm việc: Người ta nói, kiến thức có mà không đem ra thực hành thì sớm muộn nó cũng héo rũ đi mà không phát triển thành cây lớn trong tâm hồn được. Mỗi ngày ta tiếp thu một lượng kiến thức khá lớn, việc thực hành, làm việc giúp ta nhớ được kiến thức lâu hơn. Không chỉ thế, công việc ta làm, ngành nghề ta chọn cần phải có kiến thức làm nền tảng để hoạt động, để thực hiện những yêu cầu mà cấp trên đề ra… Chẳng có một công việc nào là xa rời lý thuyết ta học, cũng chẳng có một ngành nghề nào không cần đến kiến thức.
Dẫn chứng: Đó là lí do tại sao trong kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia của nước ta, các môn tự nhiên đều có phần thực hành trong bài thi. Bởi nói đến lí thuyết, chỉ cần chịu khó, ai cũng sẽ học được. Nhưng việc đưa nó vào thực hành trơn tru lại là cả một vấn đề. Ai thực hành tốt đồng nghĩa với việc am hiểu lí thuyết, cũng có đầu óc tư duy sáng tạo…
Học để có thể sống cùng với người xung quanh: Học ở đây không chỉ đơn giản là kiến thức hiểu biết mà còn là học những giá trị đạo đức, bài học ứng xử. Đồng thời, con người giữ mối quan hệ ban đầu qua giao tiếp, việc có chung chủ đề để trò chuyện là vô cùng quan trọng. Nếu không có kiến thức trong tay, ta sẽ như bị gạt ra khỏi vòng tròn quen biết, cô lập và cô đơn.
Dẫn chứng: Hãy thử nghĩ mà xem, bạn sẽ lựa chọn trò chuyện với người có sự hiểu biết sâu rộng, kiến thức đa dạng phong phú hay là với một người không biết gì, khi ta đề cập đến lĩnh vực nào cũng chỉ gật gù thừa nhận cho qua? …
Học để tạo cho bản thân một chỗ đứng: Xã hội ngày nay vô cùng trọng dụng người tài. Khi bạn có kiến thức, có đạo đức, khả năng ứng xử, bạn sẽ tạo cho mình được một chỗ đứng, một vị trí vững vàng khiến nhiều người nể phục và tôn trọng. Từ đó mà mọi người sẽ lấy làm tấm gương để học tập và cố gắng hơn.
Dẫn chứng: Trên thế giới, có rất nhiều những cuộc thi tìm kiếm nhân tài tri thức. Những người chiến thắng đều được báo chí vinh danh, ca ngợi. Bởi họ xứng đáng với điều đó. Không chỉ thế, những người giỏi luôn được trọng dụng, các công ty mời về làm việc, các trường học sẵn sàng cung cấp, trao học bổng để học tập…
Nâng cao và rút ra bài học
Nâng cao vấn đề: Ấy vậy nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó. Vẫn có những cô cậu học sinh ham chơi, bỏ bê học hành, cứ để mặc điểm số tụt dần theo thời gian. Vẫn có những người dừng việc học lại, cảm thấy hài lòng vì những gì mình đang có trong tay, không muốn phát triển thêm nữa. Hay có những người học nhưng chỉ để đó, để chúng mãi là nét mực đen trên giấy trắng, không bao giờ thực hiện…
Bài học: Mỗi người cần ý thức được mình đang ở đâu, mình đã thực hiện được mục đích nào rồi để từ đó lập ra một kế hoạch học tập thật hợp lí và hãy thực hiện nó thường xuyên, liên tục.
III, KẾT BÀI
Ví dụ: Mục đích học tập mà tổ chức này đề ra vô cùng chính xác và phù hợp với toàn thể nhân loại. Vậy mỗi chúng ta cần phải tự ý thức học tập từ bây giờ, để có thể hoàn thành được mục đích tốt đẹp ấy.