• GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9
No Result
View All Result
THCS Lao Bảo
No Result
View All Result
Home VĂN HỌC VĂN LỚP 9 LẬP DÀN Ý VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về lòng kiên trì lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
in LẬP DÀN Ý VĂN LỚP 9, VĂN HỌC, VĂN LỚP 9
0
0
SHARES
16
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Kiên trì với nhiều người chính là chìa khóa chính của thành công, không có lòng kiên trì bạn rất dễ bị nản chí và khó làm nên việc lớn được. Nhất là trong thời buổi xã hội cạnh tranh thì lòng kiên trì nó càng quan trọng hơn vì nếu không có kiên trì bạn sẽ dễ dàng bị đào thải khỏi cuộc cạnh tranh đó. Trong học tập cũng vậy có nhiều bài toàn khó bạn không phải làm cái là giải ra ngay mà có thể phải suy nghĩ phải thử rất nhiều cách khác nhau tốn hàng giờ nhiều ngày thậm chi vài tuần mới có thể giải ra. Dưới đây là cách hướng dẫn lập dàn ý chi tiết cho đề bài yêu cầu nghị luận về lòng kiên trì trong cuộc sống của học sinh lớp 9. Đây chỉ là những ý nổi bật được lựa chọn đưa vào trong bài, mỗi người cần sáng tạo đưa thêm ý của mình vào để bài viết thêm phong phú và có màu sắc cá nhân nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 2: Sự truyền ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Các bài viết về chủ đề Lòng kiên trì được quan tâm trên THCS Lao Bảo:

Cuộc sống là cả một chặng hành trình dài. Hành trình ấy được tạo nên từ vô số hành trình nhỏ khác nhau. Và, mỗi hành trình ấy đều có 1 điểm chung để mỗi chúng ta có thể hoàn thành được nó: đó là lòng kiên trì. Lòng kiên trì, một đức tính, phẩm chất tốt đẹp và đáng có của con người. Nhưng không phải ai cũng có lòng kiên trì, cũng hiểu làm sao để có được nó. Chính vì thế, nên đôi khi có người không hiểu lòng kiên trì là thế nào. Với các bạn học sinh lớp 9, nếu không hiểu được thì rất khó có thể làm bài văn nghị luận về lòng kiên trì. Bởi không hiểu sẽ dẫn đến tình trạng viết lan man, sai ý, lệch ý, lấy dẫn chứng và lí lẽ không phù hợp, thiếu thuyết phục… Vậy, chúng ta cần làm gì để có thể khắc phục điều này? Đó chính là lập dàn ý trước khi viết bài. Lập ý vừa giúp ta hình thành tư duy, vừa giúp ta có thể sắp ý ổn thỏa rồi mới bắt tay vào viết bài. Có thể nói, đây là bước khá quan trọng nhưng rất nhiều bạn ngại làm vì tốn thời gian. Vì thế nên tôi đã đưa ra một dàn ý chi tiết nghị luận về lòng kiên trì của học sinh lớp 9 để các bạn tham khảo. Mong rằng nó sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học và luyện tập với dạng văn nghị luận xã hội này.

CÓ kiên trì nhẫn lại thì chúng ta mới có thể thành công, nếu bạn là người dễ chán dễ nản khi làm việc và học tập thì cần thay đổi càng sớm càng tốt

Dàn ý Nghị luận về lòng kiên trì lớp 9 chi tiết

I, MỞ BÀI

Ví dụ:

Mở bài số 1: Thành công, đó là điều mà mỗi người đều hướng tới, đều đặt ra làm cột mốc trong cuộc đời mình. Đích đến của mỗi người có thể sẽ khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một nhân tố quyết định, chung một chiếc chìa khóa để mở rương chiến thắng – đó là lòng kiên trì.

Mở bài số 2: Khi ta bước vào đời, hành trang ta mang theo sẽ là vô vàn những điều ta học được, ta có: tình yêu thương, kiến thức, những giá trị đạo đức… Và, có lẽ ai cũng sẽ được nhắc rằng, hành trang đầu tiên mà ta phải có chính là lòng kiên trì.

II, THÂN BÀI

Giải thích khái niệm

Lòng kiên trì là gì? → Đó là sự kiên nhẫn, bền bỉ, không ngại khó khăn vất vả mà lùi bước. Trước mỗi thử thách, không ngừng cố gắng tìm kiếm cách giải quyết, cách bước qua, đó chính là lòng kiên trì.

Ý nghĩa: Lòng kiên trì là chìa khoá giúp ta vượt qua bao gian nan cực nhọc, giúp ta nhận thức được mọi việc ngày càng toàn vẹn hơn. Không chỉ thế, qua thời gian, lòng kiên trì sẽ khiến ta học cách trưởng thành hơn, bình tĩnh trước mọi tình huống. Đó là một nhân tố giúp ta hoàn thiện bản thân mình.

Bàn luận vấn đề (Tại sao cần có lòng kiên trì?)

Cuộc sống này không bao giờ được trải thảm hay đầy những cánh hoa hồng mềm mại. Nó là một chiếc kính vạn hoa, một khối vuông rubic nhiều chiều, chỉ cần xoay một cái là ngay lập tức một thử thách bật ra. Để bước đến gần với thành công, nếu không kiên trì, thì mãi mãi ta sẽ chẳng thể nào với tay được tới cánh cửa chiến thắng ấy.

Dẫn chứng: Có người đã từng nói rằng: “Bạn chính là kết quả của sự kiên nhẫn của tạo hóa. Tuổi của bạn hiện tại chính bằng tuổi của Trái Đất (4,54 tỉ năm) cộng với tuổi thực của bạn! Vì vậy, bạn cũng nên học cách kiên nhẫn để thành công!” Hãy nhớ rằng, những danh nhân, người nổi tiếng trên thế giới đã thành công nhờ có sự kiên trì, kiên nhẫn khi khởi nghiệp, khi bắt đầu công việc. Một Walt Disney đã bị từ chối 302 lần trước khi tìm được nhà tài trợ cho dự án xây dựng công viên Disneyland nhưng không hề từ bỏ. Một Thomas Edison thất bại hơn ngàn lần vẫn không bỏ cuộc để tìm ra ánh sáng văn minh cho nhân loại…

Lòng kiên trì cũng là một trong những nhân tố quan trọng không kém để đánh giá con người. Tất nhiên ta sẽ thấy một người có lòng kiên trì nhẫn nại tốt hơn là một người bỏ cuộc nửa chừng, thấy khó khăn là đã bỏ chạy. Đó là tâm lý dễ thấy. Các công ty, các nhà tuyển dụng, kể cả là những team làm việc hiện nay đều mong muốn có thể tìm được người chịu khó, bền bỉ với công việc hơn…

Kiên trì, nhẫn nại là đức tính tốt đẹp trước nay của dân tộc Việt Nam ta. Là một người con của dải đất hình chữ S này, việc gìn giữ và phát triển những giá trị đạo đức lâu bền của cha ông là điều tất yếu.

Dẫn chứng: Ông cha ta xưa kia đã có rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ để nói về lòng kiên trì nhẫn nại như: “Có công mài sắt, có ngày nên kim.”; “Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn,/ Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim.”; “Dẫu rằng chí thiện tài hèn/ Chịu khó nhẫn nại làm nên cơ đồ.”…

Mở rộng và rút ra bài học nhận thức hành động

Mở rộng và lật ngược vấn đề: Cần phê phán những người vừa thấy khó khăn là đã nhụt chí, vội vã bỏ cuộc. Đồng thời, cần hiểu rõ rằng không phải cứ có lòng kiên trì là sẽ thành công. Thành công là một công thức được tạo nên từ vô vàn thứ khác, ngoài kiên trì cũng cần phải có kiến thức hiểu biết, khả năng nắm bắt thời cơ, cả một chút may mắn nữa…

Bài học: Để có lòng kiên trì, là phụ thuộc vào chính ý thức của mỗi người chúng ta. Ta cần bắt đầu từ những điều nhỏ nhất, tập cho mình thói quen kiên nhẫn với mọi thứ, bạn sẽ thành công thôi.

III, KẾT BÀI

Ví dụ: Bạn muốn thành công, bạn muốn giàu có và đạt được điều mình muốn?

Chiếc chìa khóa chính dẫn bạn đến cánh cửa ấy không phải lúc nào cũng là sự tài giỏi hay là nhan sắc, mà đó chính là sự kiên trì.

Hãy tiếp tục và đừng bỏ cuộc nửa chừng.

Related Posts

SOẠN VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
SOẠN VĂN LỚP 7 NGẮN GỌN

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

1 Tháng Tư, 2022
LẬP DÀN Ý VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
Next Post

Dàn ý Nghị luận về vấn đề cá nhân và tập thể lớp 9 chi tiết đầy đủ

Dàn ý Nghị luận xã hội về biến đổi khí hậu lớp 9 chi tiết đầy đủ

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 01 Lê Qúy Đôn, khóm An Hà, Hướng Hóa, Quảng Trị
  • Điện thoại: 0233 3877 378
  • Mail: lienhe.thcslaobao@gmail.com

Bài viết mới nhất

  • Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ
  • GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác
  • Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ
  • GBT Bài 2: Sự truyền ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác
  • Dàn ý Nghị luận về câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” lớp 9 chi tiết đầy đủ
No Result
View All Result
  • GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9