• GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9
No Result
View All Result
THCS Lao Bảo
No Result
View All Result
Home VĂN HỌC VĂN LỚP 9 SOẠN VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về lòng khoan dung độ lượng lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
in SOẠN VĂN LỚP 9, VĂN HỌC, VĂN LỚP 9
0
0
SHARES
4
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Sống trên đời ai cũng có nhũng lúc mắc lỗi và bị người khác phạm lỗi. Tùy vào mỗi trường hợp khác nhau thì chúng ta cũng sẽ có những cách xử lý khác nhau. Tuy nhiên chúng ta nên tạo thói quen tha thứ để cuộc sống đơn giản và nhẹ nhàng hơn. Đó chính là sự khoan dung độ lượng của mỗi người, những người có tấm lòng khoan dùng thì thường sống cuộc sống khá thỏa mái không cần phải suy nghĩ phiền lòng nhiều. Lòng khoan dung – một đức tính, cách sống tốt đẹp của con người cần được duy trì. Vậy nghị luận về lòng khoan dung thì cần phải làm như thế nào, xếp ý ra sao? Phần hướng dẫn cụ thể dàn bài dưới đây sẽ chỉ cho các bạn câu trả lời.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 2: Sự truyền ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Các bài viết về chủ đề Lòng khoan dung được quan tâm trên THCS Lao Bảo:

“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”
(Tố Hữu)

Quả thật đúng là như vậy. Con người sống với nhau trên đời này, kết nối với nhau để trao đi tình yêu thương. Nhưng, cuộc sống ai rồi cũng có lỗi lầm, ai rồi cũng bị người khác làm tổn thương. Khi ấy, ta phải biết khoan dung, tha thứ để sống cho trọn vẹn nghĩa tình. Đó là một lối sống đẹp, một cách ứng xử văn minh mà cũng rất đỗi đậm đà chất truyền thống. Khoan dung, rộng lượng, giá trị đạo đức tuyệt vời ấy đã đi vào trong những áng văn, áng thơ, in dấu trong tâm hồn mỗi người. Và giờ đây, nó xuất hiện trong những bài văn nghị luận xã hội của học sinh để học sinh hiểu hơn về vấn đề. Khoan dung trong nghị luận sẽ bàn về vấn đề gì? Đó là về vai trò, ý nghĩa, về biểu hiện, thực trạng thông qua các lí lẽ, dẫn chứng thực tế, chính xác. Để hình dung được rõ hơn về vấn đề này, các bạn hãy đọc phần dàn ý chi tiết đưa ra ở phía dưới nhé. Hi vọng rằng qua đó, các bạn học sinh sẽ hiểu rõ vấn đề, viết được một bài văn nghị luận xã hội thật hay về lòng khoan dung.

Lòng khoan đung độ lượng sẽ giúp bạn loại bỏ được rất nhiều ưu phiền trong cuộc sống và đầu óc luôn nhẹ nhàng vui vẻ hơn, tuy nhiên chúng ta cũng cần phải khoan dung đúng lúc đúng chỗ và đúng trường hợp

Dàn ý chi tiết Nghị luận về lòng khoan dung lớp 9

I, MỞ BÀI

Ví dụ:

Mở bài số 1: Là học sinh, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ta được dạy về những bài học, giá trị đạo đức làm người. Một trong số đó có bài học vô cùng quan trọng, đó là bài học về lòng khoan dung.

Mở bài số 2: Bạn đã bao giờ tha thứ cho người khác thường xuyên hay chưa? Và cảm giác của bạn khi đó như thế nào? Tôi đoán chắc hẳn là rất hạnh phúc bởi khi đó bạn đã hoàn thành một bài học đạo đức ý nghĩa, đó là bài học về lòng khoan dung.

II, THÂN BÀI

Giải thích khái niệm

Khoan dung là gì? → Đó là tha thứ, là sự rộng lượng với người khác, đặc biệt là với người đã mang đến đau khổ cho bản thân mình.

Biểu hiện: Điều đó được thể hiện ở cách ứng xử độ lượng, rộng lòng; biết hi sinh và nhường nhịn người khác… Cao hơn thế nữa, khoan dung còn là tha thứ cho những khuyết điểm, những sai lầm mà người khác đã gây ra không chỉ cho bản thân mình mà có thể còn là với xã hội…  

Bàn luận vấn đề

Lòng khoan dung là một phẩm chất cao đẹp, một thái độ, một lẽ sống tốt của con người. Đó là một cách ứng xử cao thượng mà mỗi người cần phải thực hiện, cần phải ca ngợi. Ta sẽ có thiện cảm hơn với những người sống rộng lượng, vị tha hơn là những người ích kỷ, độc đoán cay nghiệt. Khoan dung, ấy cũng là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn năm văn hiến xưa.

Dẫn chứng: Thánh Mahatma Gandhi – nhà chính trị, lãnh đạo tinh thần người Ấn Độ có câu: “Giận dữ và không khoan thứ là kẻ thù của sự thông hiểu đúng đắn.” Hay Helen Keller đã từng khẳng định: “Sự khoan dung là món quà lớn nhất của tâm hồn; nó đòi hỏi nỗi lực của bộ não cũng nhiều như khi bạn phải giữ thăng bằng khi đi xe đạp.” Ông cha ta cũng có nhiều câu nói về lòng khoan dung với thái độ đề cao và khẳng định như: “Một cây có cành bỗng cành la.”; “Mía có đốt sâu đốt lành.”; “Những người đức hạnh thuận hòa/ Đi đâu cũng được người ta tôn sùng.”… Xưa ông cha ta, trong những cuộc chiến tranh khi giành được độc lập cũng không đuổi cùng giết tận kẻ thù mà lựa chọn phương pháp giảng hoà, tha thứ, cấp xe, cấp ngựa để họ về nước…

Con người chẳng ai là hoàn hảo cả. Người xưa đã có câu “Nhân vô thập toàn.” Ai rồi cũng sẽ gây ra lỗi lầm, có lẽ lỗi lầm ấy vô tình mang đến tổn thương cho người khác, nhưng đó là điều tất yếu. Bởi vậy chúng ta cần đối xử rộng lượng và nhân bản với họ, đặc biệt là với những người biết ăn năn, hối lỗi và sửa chữa bản thân.

Dẫn chứng: Bạn có dám khẳng định rằng mình chưa từng mắc lỗi hay không? Từ nhỏ đến lớn, ta đã vô tình làm ra rất nhiều chuyện sai, có khi là ham chơi bỏ bê học hành một quãng thời gian, có khi là nói dối để được đi chơi…

Khi ta tha thứ cho người khác, ta không chỉ giúp họ cảm thấy được giải thoát khỏi sự cắn rứt khổ đau của lương tâm, thấy lòng nhẹ nhõm hơn mà từ đó thay đổi, sống tốt đẹp hơn nữa mà bản thân chúng ta cũng sẽ thấy thanh thản, thấy cuộc đời này tốt hơn, đẹp hơn. Và xã hội, cộng đồng cũng vì thế mà phát triển, văn minh, hạnh phúc hơn.

Mở rộng và rút ra bài học nhận thức hành động

Nâng cao vấn đề: Trong một xã hội hội nhập và mở rộng có nhiều thách thức, chúng ta cần chú ý và quan tâm hơn đến sự khoan dung bởi cuộc sống hiện đại kéo theo con người vội vã với công việc, khiến con người dần quên đi những điều tốt đẹp. Những hiện tượng vô cảm, thiếu trách nhiệm trong xã hội ngày càng nhiều lên, nguy cơ mang đến ảnh hưởng xấu cho cộng đồng là rất lớn. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng khoan dung không có nghĩa là sự bao che, dung túng cho lỗi lầm, cho những việc làm sai trái. Có đôi khi, tha thứ cho người khác, bản thân ta cũng cần phải biết cách tha thứ cho chính mình.

Bài học rút ra: Không ngừng học tập, mở mang tri thức bản thân; bắt đầu sống khoan dung ngay từ nhỏ, với những người thân xung quanh mình; tham gia nhiều vào các hoạt động tập thể…

III, KẾT BÀI

Ví dụ: Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn từng ngày nếu ta biết khoan dung và độ lượng hơn. Bởi mỗi một lần tha thứ, tâm hồn ta sẽ thoải mái, nụ cười sẽ xuất hiện trên môi.

Related Posts

SOẠN VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
SOẠN VĂN LỚP 7 NGẮN GỌN

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

1 Tháng Tư, 2022
LẬP DÀN Ý VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
Next Post

Dàn ý Thuyết minh về chiếc cặp sách lớp 9 chi tiết đầy đủ

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương” lớp 9 chi tiết đầy đủ

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 01 Lê Qúy Đôn, khóm An Hà, Hướng Hóa, Quảng Trị
  • Điện thoại: 0233 3877 378
  • Mail: lienhe.thcslaobao@gmail.com

Bài viết mới nhất

  • Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ
  • GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác
  • Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ
  • GBT Bài 2: Sự truyền ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác
  • Dàn ý Nghị luận về câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” lớp 9 chi tiết đầy đủ
No Result
View All Result
  • GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9