• GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9
No Result
View All Result
THCS Lao Bảo
No Result
View All Result
Home VĂN HỌC

Dàn ý Nghị luận về lòng khiêm tốn lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
in VĂN HỌC, VĂN LỚP 9, VĂN MẪU LỚP 9
0
0
SHARES
32
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Khiêm tốn là đức tính cực kỳ quý báu của 1 con người. Ngược lại với khiêm tốn chính là sự khoe khoang, khoác lác. Tuy nhiên thực sự chúng ta vẫn phải nhìn lại 2 mặt của vấn đề. Khiêm tốn rất tốt tuy nhiên thực tế trong xã hội, đôi khi khiêm tốn quá nó lại làm cho bản thân mất động lực và đôi khi mất đi nhiều cơ hội quý báu. VÌ thế chúng ta cần phải khiêm tốn 1 cách hợp lý đúng lúc đúng chỗ. Đừng để khiếm tốn quá nó thành tự ti. Nghị luận về lòng khiêm tốn là một đề bài quen thuộc với rất nhiều thế hệ học sinh. Nhưng với một số bạn thì các em vẫn còn gặp khó khăn khi bắt tay vào tìm ý, viết bài. Bởi vậy tôi đã dẫn ra một dàn ý cụ thể, hi vọng rằng nó giúp ích cho các em.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 2: Sự truyền ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Các bài viết về chủ đề Lòng khiêm tốn được quan tâm trên THCS Lao Bảo:

Các giá trị đạo đức, giá trị sống, đặc biệt là lòng khiêm tốn có một vai trò rất quan trọng trong cuộc đời mỗi người, trên chặng hành trình của chúng ta. Đây cũng là nội dung quen thuộc của đề văn nghị luận xã hội lớp 9. Vậy khi gặp những đề bài thế này thì làm ra sao? Trước tiên cần giải thích rõ khái niệm khiêm tốn là gì; nó được biểu hiện như thế nào. Sau đó thì bắt đầu trình bày lí lẽ, dẫn chứng của bản thân trả lời câu hỏi Ý nghĩa của lòng khiêm tốn là gì? hay Tại sao ta phải sống có khiêm tốn? Không nên chọn quá nhiều luận điểm nhỏ mà vụn, nên chọn từ 2 đến 3 luận điểm lớn, trong đó có chia ra các luận cứ, dẫn chứng. Cuối cùng là nâng cao, lật ngược vấn đề để làm bài viết thêm toàn diện hơn và rút ra bài học nhận thức. Để hình dung rõ hơn các bước trên, các bạn hãy kéo xuống đọc tiếp phần dàn bài được dẫn ra dưới đây nhé.

Trong cuộc sống chúng ta rất cần sự khiêm tốn, tuy nhiên cần phải khiêm tốn đúng cách, đúng chỗ và đúng thời điểm. Đôi khi thực tế cuộc sống chúng ta cũng không nên khiêm tốn quá sẽ làm chúng ta mất đi nhiều cơ hội và nhiều hình ảnh. Tương tự hầu như chúng ta luôn phải trung hòa rất nhiều mặt

Dàn ý chi tiết Nghị luận về lòng khiêm tốn lớp 9

I, MỞ BÀI

Ví dụ:

Mở bài số 1: Những ngày tháng còn bé, trước khi bước vào đời, ta được trang bị cho những kiến thức, giá trị đạo đức, những bài học cần thiết. Một trong số đó có bài học rất quan trọng, đó là bài học về lòng khiêm tốn.

Mở bài số 2: Mỗi người đều mang theo bên mình những hành trang đạo đức vô cùng quan trọng. Đó là ý chí, là sự chăm chỉ kiên cường, là ý thức trách nhiệm… Trong đó có một hành trang vô cùng quan trọng mà không phải ai cũng nhớ tới, đó là lòng khiêm tốn.

II, THÂN BÀI

Giải thích khái niệm

Lòng khiêm tốn là gì? → Đó là không đánh giá quá cao chính mình mà hạ thấp người khác, luôn khiêm nhường, sống hoà nhã không khoe khoang, kiêu ngạo.

Biểu hiện: Trong học tập, dù được điểm cao nhưng bên cạnh lời khen của thầy cô bạn bè vẫn không ngừng nỗ lực phấn đấu tốt hơn nữa, đó là khiêm tốn. Khi làm việc nhóm, ra sản phẩm thành công, không nhanh chóng giành mọi công lao về phần mình, khen ngợi người khác, đó là khiêm tốn…

Bàn luận vấn đề

Đó là một thái độ sống, một cách ứng xử tốt đẹp, mang lại thiện cảm cho người xung quanh. Ấy cũng là một nấc thang để người khác đánh giá bản thân người đối diện. Hãy thử nghĩ mà xem, bạn sẽ yêu thích người khiêm tốn, hữu lễ hơn hay là kẻ khoe khoang, phô bày bản thân mình? Người khiêm tốn thường hoà nhã, nhún nhường và dễ gần với người khác.

Dẫn chứng: Trong công việc, hợp tác với những người khiêm tốn bao giờ cũng mang lại hiệu quả tốt hơn. Họ khiêm tốn là không khoe ra kiến thức của mình, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác và từ đó lựa chọn từ ngữ phù hợp để bày tỏ ý kiến cá nhân. Khi bắt tay vào làm việc, họ đặt công việc lên trên hàng đầu, hoàn thành nó một cách tốt nhất chứ không phải là ngồi nghĩ xem làm cách nào để khoe ra hết tài năng của mình. Bởi vậy nên tránh được cãi vã, mâu thuẫn gây ảnh hưởng đến tiến độ chung của công việc.

Con người vốn là một sinh vật kiêu ngạo. Bởi vậy sự khiêm tốn sẽ kìm lại những thói xấu mà kiêu ngạo mang tới. Đó là một quân sư tỉnh táo giúp cho ta không mắc sai lầm vội vã, không bị những lời thách đố làm nổi lòng kiêu của mình lên mà thất bại.

Dẫn chứng: Tôi đã đọc được ở đâu đó rằng: “Có ba điều làm hỏng một con người: rượu, sự kiêu ngạo và sự giận dữ.” Quả thật vậy, trong lịch sử có những con người đánh mất cả sự nghiệp, cuộc đời mình chỉ vì sự kiêu ngạo nông nổi. Đại Vũ từng nói rằng: “Những người ngu dốt cũng còn có điểm mạnh hơn ta”. Nếu ông là một vị vua kiêu ngạo, thì liệu cuối cùng ông có thể loại bỏ được muôn vàn khó khăn, khơi thông Trường Giang và Hoàng Hà, ngăn chặn được lũ lụt cứu giúp muôn dân hay không? …

Khiêm tốn cũng chính là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta, là bài học ứng xử, đạo đức mà Bác Hồ đã dạy cho các em học sinh ngay từ khi còn nhỏ. Bởi vậy khi ta khiêm tốn là khi ta biết bảo vệ, giữ gìn nét đẹp dân tộc, đất nước.

Dẫn chứng: “Khiêm tốn bao nhiêu vân thấy thiếu/ Tự kiêu một chút đã thấy thừa.”; “Một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự cao” … Đó là những câu ca dao tục ngữ xưa ông cha ta để lại dạy bảo con cháu đời sau.

Mở rộng và rút ra bài học nhận thức hành động

Nâng cao vấn đề: Không nên đánh đồng khiêm tốn với tự ti, tự hạ thấp mình, mặc cảm. Khiêm tốn là lựa chọn không khoe khoang, phô bày những gì mình đang có, không ngừng nỗ lực bên trong để vươn lên mỗi ngày.

Bài học: Phải xác định được rõ năng lực hiện tại của mình là ở đâu, giới hạn của mình là gì và phải thừa nhận nó. Thừa nhận những sai sót, tránh khoác lác, không giành hết công lao về phần mình…

III, KẾT BÀI

Ví dụ: Đừng khoe khoang nếu bạn không muốn mình bị chê cười.

Đừng vội vã phô ra nếu bạn không muốn nhận những lời khen có lệ.

Hãy sống khiêm tốn, sống bằng hành động, mọi việc bạn làm, mọi điều bạn có đều sẽ được công nhận.

Related Posts

SOẠN VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
SOẠN VĂN LỚP 7 NGẮN GỌN

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

1 Tháng Tư, 2022
LẬP DÀN Ý VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
Next Post

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Cái khó bó cái khôn” lớp 9 chi tiết đầy đủ

Dàn ý Nghị luận về câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” lớp 9 chi tiết đầy đủ

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 01 Lê Qúy Đôn, khóm An Hà, Hướng Hóa, Quảng Trị
  • Điện thoại: 0233 3877 378
  • Mail: lienhe.thcslaobao@gmail.com

Bài viết mới nhất

  • Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ
  • GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác
  • Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ
  • GBT Bài 2: Sự truyền ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác
  • Dàn ý Nghị luận về câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” lớp 9 chi tiết đầy đủ
No Result
View All Result
  • GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9