Ở bất kỳ con người nào cũng có phần thiệt và phần ác, đa số chúng ta thì phần thiện sẽ chiếm ưu thế nhiều hơn, phần ác rất ít hoặc nó sẽ bị phần thiện chi phối hết. Tuy nhiên đôi khi hoàn cảnh xô đẩy thì cái ác có thể nó sẽ làm cho cái thiện trong lòng bị lung lay và chúng ta sẽ không còn giữ được mình. Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong mỗi con người sẽ khác nhau, nhưng chúng ta đều nên cần phải cố gắng để hướng tới cái thiện để lương tâm được thanh thản và góp phần xây dựng xã hội văn minh lịch sự hơn. Thiện và ác, đây là mối quan hệ, một cuộc đấu tranh không bao giờ có hồi kết. Vậy nếu làm bài văn nghị luận về cuộc đấu tranh ấy thì làm thế nào? Phía dưới là phần hướng dẫn cụ thể qua dàn bài chi tiết, chúc các bạn học thật tốt.
Các bài viết về chủ đề Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác được quan tâm trên THCS Lao Bảo:
Thiện và ác, chính và tà, đã bao giờ bạn đưa mắt tìm kiếm ở xung quanh mình và suy nghĩ về cuộc đấu tranh giữa 2 yếu tố này hay chưa? Bạn đã từng đoán xem bên nào sẽ thắng, bên nào sẽ thua không? Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người nghĩ rằng thiện sẽ luôn luôn thắng. Thực ra nếu viết như vậy trong bài văn nghị luận về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác của học sinh lớp 9 thì đây mới chỉ là một cách nhìn phiến diện, một chiều về vấn đề, sẽ dẫn đến tình trạng làm mất điểm bài văn. Vậy cần làm thế nào cho bài viết được đầy đủ ý và toàn diện? Để trả lời câu hỏi này, các bạn hãy đọc phần hướng dẫn dàn ý ở phía dưới đây, đó chính là đáp án các bạn đang tìm kiếm. Mong rằng qua đó các bạn học sinh có thể dựa vào các ý được đưa ra để viết bài hoàn chỉnh thật đầy đủ và có màu sắc cá nhân của mình.
Khi xã hội ngày càng có nhiều cám dỗ thì con người sẽ phải trải quá rất nhiều sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong con người mình
Dàn ý chi tiết Nghị luận về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác lớp 9
I, MỞ BÀI
Ví dụ:
Mở bài số 1: Mỗi một ngày trôi qua, ánh sáng vào bóng tối luân phiên nhau bao trùm lên thế giới. Cũng giống như cái ác và cái thiện, chúng đối đầu nhau, chiến đấu, cạnh tranh, dường như chẳng bao giờ ngơi nghỉ.
Mở bài số 2: Mọi cuộc chiến tranh đã đi qua trên đời này, đó đều là biểu hiện của sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Thiện – ác đan xen, cuộc đấu tranh này liệu ra sao và có hồi kết thúc hay không? Câu trả lời chính là không bao giờ.
II, THÂN BÀI
Giải thích khái niệm
Đấu tranh: Đó là hành động chiến đấu, giằng co giữa hai bên đối đầu nhau nhằm giành chiến thắng.
Cái thiện: Đó là cái tốt, lương thiện, được mệnh danh như là phần thiên thần.
Cái ác: Cái ác, cái xấu xa quỷ dữ, là những gì mà người ta ghét bỏ và sợ hãi nhất
=> Thiện và ác là một cuộc chiến không bao giờ có hồi kết, vô cùng phức tạp và đó là trận chiến tất yếu trong cuộc sống của chúng ta.
Bàn luận vấn đề
Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác là điều tất yếu của cuộc sống. Trong thiên nhiên, bên cạnh những con vật chỉ ăn cỏ hiền lành dễ gần là những con thú dữ hoang dã hung ác khó gần. Trong một vườn hoa thơm, giữa những bô hoa xinh đẹp khoe sắc, luôn có những ngọn cỏ dại hòng cướp đoạt sự sống của hoa, những rắn rết sâu bọ… Trong cuộc sống của chúng ta, bên cạnh những người lương thiện hiền lành, vẫn có những kẻ xấu xa độc ác như Tấm và mẹ con Cám, Thạch Sanh và Lí Thông, Mị cùng nhà thống lí Pá Tra, Thuý Kiều cùng Tú Bà, Sở Khanh…. Không chỉ thế, ngay trong mỗi con người chúng ta cũng có phần tốt đẹp và phần rắn rết độc ác, phần Người và phần Con luôn luôn đấu tranh như nhân vật người hoạ sĩ trong truyện ngắn “Bức tranh” của Nguyễn Minh Châu; người anh trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh…
Mối quan hệ giữa cái thiện và cái ác là một mối quan hệ rất phức tạp, khó nắm bắt. Có đôi khi là thiện sẽ thắng ác, có khi là ngược lại, ác thắng thiện. Nhưng có khi chúng chuyển hoá cho nhau, thiện trở thành ác… khiến ta thật khó phân biệt rạch ròi được đâu là trắng đen, đâu là tốt xấu. Không chỉ thế, cái ác còn ngày càng tinh vi hơn, khôn khéo hơn rất nhiều…
Dẫn chứng: Đọc “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, ta biết một Xuân Tóc Đỏ lắm chiêu trò, tinh vi, một gia đình của cụ cố Hồng với cái đám tang đầy giả tạo khoe khoang. Những con người trong truyền bị tha hoá, bị cái xã hội Tây hoá làm thay đổi, để cái ác tràn vào trong đời sống. Hay như Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, từ một anh nông dân hiền lành, Chí trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại sau khi ở tù về. Nhưng khi gặp Thị Nở thì Chí lại muốn trở lại lương thiện…
Mở rộng và rút ra bài học nhận thức hành động
Bài học nhận thức: Cần có cái nhìn toàn diện, phân biệt đúng tốt, xấu, thiện, ác. Không quá bi quan song cũng không nên ảo tưởng rằng cuộc đời chỉ toàn một màu hồng.
Nâng cao bài học: Cần đề phòng cảnh giác với nguy cơ bị tha hoá trong chính bản thân mình, phải luôn luôn tự đấu tranh để cho phần tốt đẹp chiến thắng dần phần xấu xa dung tục. Bởi như C.Mác đã nói: “Trong trường kì lịch sử đấu tranh của nhân loại, cái thiện chỉ chiến thắng cái ác nửa vòng bánh xe.” Đó là bởi ranh giới giữa thiện và ác là vô cùng mong manh…
III, KẾT BÀI
Ví dụ: Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác là cuộc đấu tranh vĩnh viễn không bao giờ kết thúc. Mỗi chúng ta cần tỉnh táo để nhận ra và cân bằng được chính mình trong cuộc đấu tranh ấy.