Lời nói không chỉ là công cụ để chúng ta giao tiếp với nhau mà nó còn là cả 1 nghệ thuật trong giao tiếp. Nếu bạn là người khéo ăn nói thì bạn sẽ có rất nhiều cơ hội khác nhau không chỉ là trong giao tiếp hằng ngày mà con trong công việc thực tế và những cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp. “khéo nói” không có nghĩa là nịnh hót, mà là người biết sử dụng khéo léo các từ ngữ sao cho đạt hiệu quả cao nhất và biết sử dụng đúng người đúng thời điểm. Nghị luận xã hội về một câu ca dao, tục ngữ là một dạng văn rất quen thuộc với học sinh lớp 9. Dưới đây là phần hướng dẫn cho đề bài yêu cầu nghị luận về câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Chúc các bạn làm bài thật tốt.
Các bài viết về chủ đề Lời nói chẳng mất tiền mua được quan tâm trên THCS Lao Bảo:
Bài học về giao tiếp, ngôn ngữ, ứng xử luôn là bài học mà ta luôn phải học dù ở bất cứ tuổi nào, thời điểm nào. Có những người học một lần là nhớ, là làm tốt; nhưng lại có những người học mãi chẳng thể sửa. Bởi vậy, xung quanh vấn đề này, có rất nhiều những câu nói, lời khuyên của người đi trước để lại. Trong số đó, ông bà ta có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Đây là một câu ca dao vô cùng xác đáng và đề cập đến nguyên tắc giao tiếp cơ bản, cần thiết. Bởi vì tính đúng đắn của nó qua năm tháng nên nó đã trở thành nội dung khá quen thuộc với nhiều thế hệ học sinh trong quá trình luyện tập văn nghị luận xã hội, đặc biệt là với lớp 9. Vậy nếu gặp đề văn này thì phải làm thế nào, các bước ra sao? Các bạn hãy đọc và tham khảo phần dàn ý chi tiết đã được dẫn ra ở dưới đây nhé. Hi vọng rằng nó sẽ giúp ích được cho các bạn phần nào trong quá trình học.
Cùng với 1 ý muốn truyền đạt nhưng các bạn có thể sử dụng rất nhiều cách khác nhau và người nghe sẽ hiểu theo nhiều ý nghĩa khác nhau nữa. Nên các bạn cần phải khéo léo sử dụng các từ ngũ sao cho hợp lý và làm hài lòng người nghe
Dàn ý Nghị luận về câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” lớp 9
I, MỞ BÀI
Ví dụ:
Mở bài số 1: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp tốt nhất và quan trọng nhất của con người bên cạnh rất nhiều những hình thức khác. Việc giao tiếp bởi vậy có vai trò rất lớn, nên mỗi người cần phải học cách nói năng sao cho cẩn thận. Vì thế xưa kia ông bà ta đã có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
Mở bài số 2: Từ ngày còn bé, ta đã được dạy cho rất nhiều điều quan trọng: từ việc đi đứng đến việc ăn uống, tư thế, đạo đức… Trong đó, có một việc vô cùng quan trọng, ấy là học cách nói. Bởi ông bà ta xưa đã dạy rằng: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
II, THÂN BÀI
Giải thích
Lời nói: Chính là công cụ, phương tiện để con người giao tiếp với nhau, thể hiện và biểu đạt suy nghĩ, cảm xúc bằng ngôn từ.
Tiền: Thứ có giá trị, là đồ ta dùng để mua bán trao đổi hàng hoá, có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người.
=> Lời nói không thể mua được bằng vật chất bởi nó không phải thứ ta không thể chạm vào bằng tay, nhìn bằng mắt mà chỉ có thể nghe bằng tai. Câu tục ngữ là một bài học nhận thức cho ta biết tầm quan trọng của lời nói, răn dạy chúng ta về cách ứng xử và giao tiếp trong cuộc sống.
Bàn luận vấn đề
Trong thực tế, lời nói là công cụ cần thiết của con người trong mọi tình huống, hoàn cảnh nào. Mỗi sớm thức dậy, ta chào cha mẹ ông bà. Ra khỏi cửa ta chào hỏi người xung quanh. Lời nói giúp ta thể hiện suy nghĩ, biểu đạt mong muốn và khát khao, cảm xúc… Không những thế lời nói tốt đẹp, cách thể hiện ngôn từ tinh tế giúp người nói được lòng mọi người, gây thiện cảm cho người xung quanh.
Lời nói tế nhị, lịch sự thể hiện bản thân là một con người có học thức, biết suy nghĩ và tinh tế. Đó cũng là một thước đo để người khác đánh giá chúng ta. Trong xã hội, người ta luôn trọng những người khôn khéo trong ăn nói, suy nghĩ bởi mọi lĩnh vực đều cần phải rất cẩn thận. Trong việc chính trị, chỉ 1 từ thôi nhưng nếu người khác hiểu lầm cũng sẽ mang lại kết quả không hay cho người nói, thậm chí là cả một quốc gia.
Dẫn chứng: Đó là lí do vì sao mà lịch sử ta luôn tôn vinh, ca ngợi những vị quan ngoại giao tài giỏi khôn khéo, như Mạc Đĩnh Chi. Ông tuy có ngoại hình thấp bé nhưng lại có tài ăn nói. Chính vì thế mà ông được vua và các quan nước khác nể phục vô cùng. Hay như vị vua Quang Trung của nước ta….
Việc nói năng tế nhị, lịch sự là điều mà ông bà ta vẫn luôn dạy bảo. Đó là việc thứ hai quan trọng chỉ sau mỗi việc học ăn. Đã có rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ, cả những câu danh ngôn nói về việc lựa chọn lời nói sao cho khéo léo, phù hợp.
Dẫn chứng: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”; “Kim vàng ai nỡ uốn câu/ Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời”…
Mở rộng và rút ra bài học nhận thức hành động
Nâng cao vấn đề: Tuy nhiên, lời nói đúng là có thể mua bán được. Ngày nay, người ta có thể bỏ tiền ra chỉ để thuê người khác vu khống, nói xấu người họ ghét… Và, với khả năng tuyệt vời của ngôn ngữ, ta có thể dùng nó để kiếm tiền, ví dụ như những người tiếp thị sản phẩm… Cần phê phán những người ăn nói vô duyên, thẳng thừng không suy nghĩ. Nhưng không phải lúc nào lời nói lịch sự tế nhị cũng là tốt, vì đôi khi ẩn sâu trong nó là sự mỉa mai, giả dối, cần phải tỉnh táo để nhận ra được sự thật sâu bên trong.
Rút ra bài học: Mỗi người cần phải lựa lời nói trong mỗi trường hợp sao cho khôn khéo. Hãy bình tĩnh, nóng giận có thể khiến ta nói những lời không hay, làm xấu tình hình…
III, KẾT BÀI
Ví dụ: Tôn trọng và lịch sự với người khác là bạn đang tôn trọng và lịch sự với chính bản thân mình. Đừng ngại ngần bỏ ra vài phút ngắn ngủi để hoàn thiện bản thân, chau chuốt ngôn từ lời nói, điều bạn nhận được sẽ rất tuyệt vời đấy.