Bệnh thành tích là 1 căn bệnh rất đáng báo động hiện nay với những hậu quả để lại rất to lớn không chỉ trước mắt mà còn về lâu dài. Khi thành tích trở nên quá quan trọng và là bộ mặt đánh giá của nhiều người thì nhiều cá nhân, tập thể chạy đua bằng mọi cách để đạt được những thành tích chỉ trên danh nghĩa, còn thực chất thì chất lượng chưa ai khẳng định được và thậm chí thực tế nó còn thua xa xo với thực tế. Về ngắn hạn có thể nó hay ho và giúp bạn tuy nhiên về lâu dài nó chính nó làm cho xã hội ngày càng đi xuống và thụt lùi hơn. Dưới đây là phần hướng dẫn lập dàn ý chi tiết cho đề bài nghị luận xã hội lớp 9 về hiện tượng bệnh thành tích. Dàn bài có đầy đủ từ mở bài, lí lẽ, dẫn chứng và kết bài. Hi vọng nó sẽ giúp ích được cho các em.
Các bài viết về chủ đề bệnh thành tích được quan tâm trên THCS Lao Bảo:
Xã hội của chúng ta ngày nay tồn tại rất nhiều những vấn đề nóng cần được quan tâm, những căn bệnh tâm lý đáng lo ngại. Trong số đó, có một căn bệnh mang tên bệnh thành tích. Căn bệnh này mới chỉ xuất hiện gần đây nhưng sức ảnh hưởng rất lớn và nó đã lan rộng ra cộng đồng. Rất dễ dàng có thể thấy được tình trạng này xuất hiện tại các trường học, các công ty… hiện nay. Bởi vậy, đây cũng là vấn đề xuất hiện khá thường xuyên trong văn nghị luận xã hội lớp 9. Không ít học sinh cảm thấy khó khăn, không biết tìm ý ra sao thế nào, lựa chọn dẫn chứng sao cho phù hợp để làm bài văn này. Chính vì thế nên sau khi tìm hiểu, tôi đã dẫn ra dưới đây một dàn ý mẫu cho đề bài nghị luận về bệnh thành tích với hi vọng rằng từ đó, các bạn có thể lựa chọn và tự hình thành cho mình một khung xương bài viết hợp lí để có được một bài văn nghị luận hay, thuyết phục người đọc người nghe.
Bệnh thành tích trong giáo dục và trong một số ngành nghề khác gây ra những vấn đề hậu quả cho xã hội và sự phát triển kinh tế
Dàn ý Nghị luận về bệnh thành tích lớp 9 chi tiết nhất
I, MỞ BÀI
Ví dụ:
Mở bài số 1: Ngày nay, nhiều nơi cảm thấy lo lắng, nhiều người cảm thấy xót xa trước tình trạng không ít học sinh, người lớn vội vã, không ngừng làm việc chỉ vì 2 chữ thành tích. Nó đã trở thành một căn bệnh “lây” ra toàn cả xã hội, một căn bệnh đáng sợ.
Mở bài số 2: Tôi thấy dòng người ngược xuôi vội vã lướt qua mình, họ lo lắng, mệt mỏi nhưng trong mắt vẫn hiện rõ quyết tâm, hiện rõ 2 chữ “thành tích”. Tôi không hiểu vì sao họ phải cố gắng đến vậy, bất chấp tất cả để căn bệnh ấy ăn sâu vào tâm trí, lan rộng ra toàn xã hội – một căn bệnh đáng lo ngại mang tên “bệnh thành tích”.
II, THÂN BÀI
Giải thích khái niệm
Bệnh thành tích là gì? → Người ta chỉ dùng từ bệnh với những gì gây hại, gây xấu cho cơ thể, cho con người chúng ta. Bệnh thành tích, đây là một căn bệnh mà khi mắc nó, người ta cứ mải mê, vội vã đuổi theo danh vọng, thành tích, kết quả… Có khi là theo đuổi những điều vượt quá sức với của mình.
Biểu hiện: Chạy theo thành tích, không ít những người đã dựa vào quan hệ để xin xỏ, chạy chọt, thậm chí là làm bằng giả, ăn cắp trắng trợn thành quả của người khác… Hay có những người chạy theo việc mà bản thân không phù hợp, cứ cố mãi, thất bại rồi lại cố, không ngừng đứng lên, ngã xuống…
Bàn luận vấn đề (Tác hại)
Với bản thân người bị mắc bệnh thành tích, việc mải mê chạy theo kết quả xa vời sẽ khiến họ bị ảo tưởng về năng lực của bản thân mình, không nắm rõ ràng thực lực thực sự. Chính vì thế, họ sẽ càng trèo cao, mà ông cha ta từng nói, trèo cao thì sẽ ngã đau. Điều này sẽ tạo ra một cú shock tâm lý khá lớn đối với người bệnh khi họ phải đối mặt với sự thật. Hoặc thay vì tiếp nhận sự thật, có những người sẽ tiếp tục với niềm tin xa vời về bản thân mình, mặc kệ sự suy đồi về nhân cách, lương tâm, họ sẽ không ngừng tìm đủ mọi cách để làm bản thân đạt được điều họ muốn, tiếp tục tô bóng tên tuổi, năng lực của mình
Dẫn chứng: Đã không có ít những vụ việc làm bằng giả, chạy tiền để xin việc. Nhiều trường học đã xảy ra những việc giáo viên đánh học sinh, bắt học sinh làm những việc dã man chỉ vì làm ảnh hưởng thành tích của lớp như việc giáo viên để các bạn trong lớp tát học trò 230 cái vì nói bậy, bắt học sinh quỳ vì không làm bài tập, uống nước giẻ lau bảng… khiến nhiều người phải bàng hoàng, sửng sốt và ghê sợ…
Nhưng không chỉ ảnh hưởng đến mình họ, căn bệnh này còn mang đến cả hậu quả cho những người xung quanh, cho cả một cộng đồng, một xã hội, công ty. Một con sâu làm rầu cả nồi canh. Một người mắc bệnh thành tích, cả một tập thể cũng sẽ nhiễm bệnh. Đến lúc ấy, xã hội sẽ không thể nào phát triển được, cứ mãi mơ mộng đi lên nhưng hoá ra lại đang lùi bước từng ngày. Không chỉ vậy mà còn tạo cơ hội cho những tệ nạn xấu trong công việc, học tập ngày càng gia tăng mạnh hơn. Và rồi, việc xã hội ấy bị bỏ lại phía sau chỉ là điều sớm muộn mà thôi.
Mở rộng và rút ra bài học nhận thức hành động
Nguyên nhân: Vậy lí do vì sao mà căn bệnh này lại hoành hành tới vậy? Đó là bởi yêu cầu thành tích từ cuộc sống, từ những người xung quanh tạo nên áp lực cho người thực hành, khiến họ phải tìm đủ mọi cách để đáp ứng. Và bản thân họ cũng nóng lòng, không muốn phải tốn công sức quá nhiều cho việc thực hành…
Biện pháp và bài học: Đầu tiên, phải có cái nhìn thực tế, toàn diện về bản thân và mọi việc đã, như thế mới có hướng đi đúng đắn. Bên trên cũng cần phải nhìn rõ hiện trạng để giao chỉ tiêu phù hợp cho cấp dưới…
III, KẾT BÀI
Ví dụ: Điểm số, thành tích chỉ là một phần đánh giá bạn nơi trường học, nơi làm việc. Đừng bất chấp mọi điều vì nó mà bỏ qua những thứ khác. Quan trọng hơn, trong quá trình ấy, bạn đã học được những gì. Có thể thành tích của bạn không cao, nhưng bạn đã học được một điều mới, đó cũng là thành tích rồi.