• GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9
  • TIẾNG TRUNG
No Result
View All Result
THCS Lao Bảo
No Result
View All Result
Home VĂN HỌC

Dàn ý chi tiết thuyết minh về cây ngô, cây bắp ngô lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
in VĂN HỌC, VĂN LỚP 9, VĂN MẪU LỚP 9
0
0
SHARES
4
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Hướng dẫn làm dàn ý chi tiết cho đề bài thuyết minh về cây ngô, cây bắp dành cho học sinh lớp 9. Đây là dàn ý khá chi tiết và đầy đủ, các ý được trình bày rõ ràng cụ thể, sắp xếp logic, dễ hiểu, phù hợp với khả năng của học sinh. Chúc các bạn viết tốt.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

GBT Bài 2: Sự truyền ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

Các bài viết liên quan tới chủ đề dàn ý thuyết minh về cây bắp ngô đáng chú ý:

“Thanh thanh cao cao
Lá dài mỏng mảnh
Kẻ trước người sau
Xếp hàng đều đặn
…
Từ trong nách lá
Con lớn từng ngày
Bộ râu ngắn lại
Áo che hạt dày”
(Cây ngô – Nguyễn Lãm Thắng)

Đọc những dòng thơ trên, hẳn trong đầu mỗi người cũng bắt đầu hình dung ra đó là loại cây gì rồi phải không? Những cây thân nhỏ, lá thật dài và mỏng, cây nào cây nấy thẳng hàng nhau. Ngày ngày qua đi, những trái của cây dần xuất hiện, bẹ lá bao bọc lấy hạt đều thẳng tắp… Đúng vậy, đó chính là cây ngô – loại cây không chỉ phổ biến ở các nước châu Á mà còn xuất hiện nhiều ở các nước rất lớn như Mỹ, Pháp, Mexico… Không chỉ quen thuộc trong nông nghiệp mà cây ngô còn vô cùng quen thuộc trong văn chương. Từ những bài thơ về cây ngô cho đến những bài văn miêu tả, và khi lên cấp 2 là những bài văn thuyết minh về cây trồng này. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là, thuyết minh về cây ngô có đơn giản không? Sẽ rất đơn giản nếu chúng ta liệt kê và sắp xếp ý ra trước khi làm bài, và sẽ càng tốt hơn nếu chúng ta làm được dàn ý chi tiết. Nếu không rõ cần phải có những ý gì thì các bạn học sinh có thể tham khảo dàn ý chi tiết thuyết minh về cây ngô dưới đây của học sinh lớp 9.

Dàn ý chi tiết thuyết minh về cây ngô/cây bắp lớp 9

I, MỞ BÀI

– Dẫn dắt giới thiệu vấn đề mà đề bài yêu cầu: Thuyết minh về cây bắp/cây ngô.

Ví dụ:

Mở bài số 1: Là một đất nước nông nghiệp, ngoại trừ cây lúa, đất nước Việt Nam ta còn chú trọng trồng rất nhiều những loại cây có giá trị dinh dưỡng cao không kém hạt gạo là bao như khoai, sắn… Trong đó, cây ngô là loại cây phổ biến nhất, được trồng nhiều nhất, cũng là loại cây được chú trọng nhất chỉ sau cây lúa.

Mở bài số 2: Nếu các bạn đang sống ở những nước nông nghiệp, đặc biệt là Việt Nam thì hẳn các bạn không còn cảm thấy quá xa lạ với anh em nhà ngô chúng tôi. Những trái ngô, trái bắp hàng năm chúng tôi cung cấp không chỉ mang lại dinh dưỡng mà còn mang lại rất nhiều lợi ích khác nữa, đặc biệt là về kinh tế. Dẫu vậy, nhưng không phải ai cũng biết rõ và hiểu rõ về chúng tôi. Bởi vậy, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về họ hàng nhà ngô chúng tôi nhé.

II, THÂN BÀI

* Nguồn gốc và xuất xứ của cây ngô/cây bắp

– Vavilov đã nghiên cứu và cho rằng cây ngô xuất hiện đầu tiên ở Mehico và Peru. Người ta đã tìm thấy hóa thạch phấn ngô trong vụ khai quật ở Bellas Artes – một thành phố của Mehico, và xác định được rằng nó xuất hiện vào khoảng 60 nghìn năm trước.
– Như vậy có thể nói, cây ngô đã xuất hiện từ rất lâu đời, từ xa xưa cho đến hiện nay vẫn luôn là cây trồng có vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp của nhiều nước trên thế giới.

* Hình dáng và các bộ phận của cây bắp/cây ngô

– Rễ ngô: Thuộc dạng rễ chùm, thường thì rễ chùm của loại cây này bám khá nông, không sâu vào lòng đất.
– Thân ngô: Rất nhỏ, khá chắc và cứng. Thân cây ngô có hình trụ, đường kính chỉ độ khoảng 4 cm mà thôi. Một cây cao khoảng 1 đến 4m tùy vào khả năng chăm sóc và giống. Thân ngô nhìn có phần giống thân trúc, được chia làm nhiều dóng, được ngăn cách bởi các đốt.
– Lá ngô: Màu xanh, to, dài và rộng, càng về phần gốc thì là càng ngắn hơn. Ngô còn có loại lá gọi là lá bi, lá này ôm sát lấy bắp ngô, giúp bảo vệ khỏi những con côn trùng.
– Bông cờ của cây ngô (Hoa đực): Nằm ở trên đỉnh cây, mọc thành chùm. Các nhánh phụ mọc đối xứng song song với nhau, có lông tơ.
– Bắp ngô (Hoa cái): Hoa này mọc ở chồi các nách lá, qua thời gian sẽ phát triển thành bắp, phía đầu trên mỗi bắp sẽ có những sợi dài màu nâu hoặc nâu vàng được gọi là râu ngô. Bóc đi lớp lá bao bọc bên ngoài sẽ thấy những hạt ngô nho nhỏ như hạt đậu Hà Lan xếp thẳng hàng, đều nhau, có màu trắng ngà.

* Phân loại

– Ngô nếp: Hạt ngô dẻo như hạt gạo nếp vậy.
– Ngô “lõm” (Ngô đồng): Loại ngô này có hai màu vàng và trắng, được sử dụng chủ yếu làm thức ăn chăn nuôi.
– Ngô ngọt: Như tên gọi, ngô này có vị ngọt, ở nước ngoài là loại ngô tiêu chuẩn, được làm thành một loại rau.
– Ngô nổ: Nghe có vẻ đặc biệt, loại ngô này có vỏ mỏng, chuyên được dùng để làm Popcorn mà chúng ta vẫn hay ăn.
– Ngô đá: Hạt cứng và dày như thủy tinh, ở nước ngoài là thức ăn cho gia súc.
– Ngô bột: Được dùng để nghiền thành bột do hạt mẩy và to.

* Giá trị của cây bắp/cây ngô

– Giá trị dinh dưỡng:

+ Ngô là loại thực phẩm chứ tinh bột chỉ đứng sau mỗi gạo, lúa mỳ.
+ Ngô có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể con người. Các món ăn làm từ ngô cũng rất đa dạng và phong phú.

– Giá trị kinh tế:

+ Ở nhiều đất nước, ngô là một trong những cây trồng quan trọng trong nền nông ngiệp, trong đó có Việt Nam.
+ Việc xuất khẩu ngô không những đem lại kinh tế cho nước nhà mà còn cứu nhiều người nông dân vùng cao thoát khỏi cảnh nghèo đói.

* Cách chăm sóc và gieo trồng

– Khi trồng ngô nên trồng thành hàng và chú ý khoảng cách giữa các cây để tránh tình trạng cây lớn mà trồng quá sát.
– Chú ý cung cấp nước và phân hợp lí cho cây.
– Cải tạo đất trồng (nếu cần) và thường xuyên làm cỏ, vun xới đất.

III, KẾT BÀI

– Nêu cảm nghĩ của bản thân về cây ngô cũng như về giá trị của loại cây này.

Related Posts

SOẠN VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về mái ấm, tình thương gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
SOẠN VĂN LỚP 7 NGẮN GỌN

GBT Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng – Giải bài tập Vật Lý lớp 7 đầy đủ chính xác

1 Tháng Tư, 2022
LẬP DÀN Ý VĂN LỚP 9

Dàn ý Nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” lớp 9 chi tiết đầy đủ

1 Tháng Tư, 2022
Next Post

Dàn ý chi tiết Thuyết minh về cây quạt giấy lớp 9 chi tiết đầy đủ

Dàn ý chi tiết Thuyết minh về Tết Trung thu chi tiết đầy đủ nhất

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 01 Lê Qúy Đôn, khóm An Hà, Hướng Hóa, Quảng Trị
  • Điện thoại: 0233 3877 378
  • Mail: lienhe.thcslaobao@gmail.com

Bài viết mới nhất

  • Tên Tiếng Trung Quốc Hay Cho Nam, Bé Trai, Con Trai Ý Nghĩa Nhất 2023
  • Tên Tiếng Trung Hay Cho Nữ, Bé Gái, Con Gái Ý Nghĩa Nhất 2023
  • Tổng Hợp +500 Từ Vựng Cách Đọc Tiền Tệ Các Nước Bằng Tiếng Trung
  • Tổng Hợp +500 Tên Các Nước Trên Thế Giới Dịch Bằng Tiếng Trung
  • Tổng Hợp +500 Từ Vựng Tiếng Trung Về Quân Sự, Quân Đội
No Result
View All Result
  • GIỚI THIỆU
  • TIN TỨC SỰ KIỆN
  • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Chi Bộ
    • Tổ Chuyên Môn
  • CÔNG ĐOÀN
    • Kế hoạch Công Đoàn
  • VĂN HỌC
    • VĂN LỚP 6
    • VĂN LỚP 7
    • VĂN LỚP 8
    • VĂN LỚP 9
  • TIẾNG TRUNG