Phản xạ là khái niệm rất cơ bản giúp học sinh tiếp thu các kiến thức sinh lí của các cơ quan trong cơ thể. Mọi hoạt động của cơ thể đều được thể hiện bằng phản xạ. Vì vậy, có thể thấy đây là bài học có ý nghĩa đặt nền móng cho sự tiếp thu các kiến thức ở các chương sau. Để xây dựng được khái niệm phản xạ, học sinh cần có những hiểu biết cơ bản về cơ sở vật chất của hoạt động phản xạ là nơron, chức năng của từng loại nơron, cơ quan thụ cảm và cơ quan trả lời. Dưới đây là hướng dẫn các em học sinh giải bài tập sách giáo khoa Sinh học 8 Bài 6: Phản xạ. Hướng dẫn các em học sinh giải bài tập sách giáo khoa Sinh học 8 Bài 6: Phản xạ đầy đủ, chính xác nhất trên THCS Lao Bảo.com.
Các bài viết về chủ đề Phản xạ được quan tâm trên THCS Lao Bảo:
Giải bài tập Sinh học 8 Bài 6: Phản xạ chi tiết đầy đủ
I. Trả lời các câu hỏi lý thuyết
Câu hỏi thảo luận số 1 (sgk sinh học 8/ trang 20)
– Mô thần kinh có cấu tạo gồm các tế bào thần kinh (nơron) và tế bào thần kinh đệm (thần kinh giao).
– Cấu tạo của một nơron điển hình: Mỗi nơron đều gồm phần thân và các tua (sợi nhánh và sợi trục):
Phần thân chứa nhân.
Sợi nhánh: nằm ở quanh thân, ngắn và có số lượng nhiều.
Sợi trục: kéo dài ra từ thân, chỉ có một, dài hơn sợi nhánh. Dọc theo sợi trục có bao mielin, các bao mielin thường được ngăn cách bằng eo Rangvie, tận cùng có cúc xinap – là nơi tiếp xúc giữa các rron.
– Chức năng: Nơron có 2 chức năng là cám ứng và dần truyền xung thần kinh
– Nơron thần kinh gồm các loại sau:
Nơron hướng tâm (nơron cảm giác) có thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.
Nơron trung gian (nưron liên lạc) nằm trong trung ương thần kinh, dảm bảo liên hệ giữa các nơron.
Nơron li tâm (nơron vận dộng) có thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ờ hạch thần kinh sinh dưỡng), sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng (cơ, tuyến), truyền xung thần kinh tới các cơ quan phản ứng
Câu hỏi thảo luận số 2 (sgk sinh học 8/ trang 21)
Chiều dẫn truyền của 2 nơron này ngược nhau, cụ thể:
Nơron hướng tâm (nơron cảm giác) dần truyền xung thần kinh hướng về trung ương thần kinh.
Nơron vận động ( nơron li tâm) dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng.
Câu hỏi thảo luận số 3 (sgk sinh học 8/ trang 21)
– Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
– Phân biệt phản xạ với cảm ứng ỏ thực vật:
+ Phản xạ là phản ứng có sự tham gia của hệ thần kinh.
+ Cảm ứng ở thực vật: là những phản ứng lại kích thích của môi trường không có sự tham gia của hệ thần kinh.
Câu hỏi thảo luận số 4 (sgk sinh học 8/ trang 21)
– Có 3 loại nơron tạo nên cung phản xạ:
Nơron hướng tâm (nơron cảm giác).
Nơron trung gian (nơron liên lạc).
Nơron li tâm (nơron vận động).
– Thành phần một cung phản xạ gồm:
Cơ quan thụ cảm.
Nơron hướng tâm.
Nơron trung gian.
Nơron li tâm.
Cơ quan trả lời (còn gọi là cơ quan phản ứng).
Vậy, cung phản xạ là đường dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm, qua trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng (cơ hoặc tuyến).
Câu hỏi thảo luận số 5 (sgk sinh học 8/ trang 22)
Ví dụ: Khi côn trùng cắn ngứa (kích thích) thì cơ quan thụ cảm (nằm trên da) truyền xung thần kinh hướng tâm đến trung ương thần kinh, từ trung ương thần kinh phân tích và truyền lệnh đến cơ quan phản ứng qua xung thần kinh li tâm khiến ta dùng tay gãi ngứa ’lúc sau hết ngứa.
Phân tích: Cơ quan thụ cảm (dưới da ở lưng) nhận kích thích của môi trường(côn trùng cắn) sẽ phát xung TK theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh, từ trung ương phát đi xung TK theo dây li tâm tới cơ quan phản ứng (tay gãi). Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược về trung ương theo dây hướng tâm, nếu phản xạ chưa chính xác hoặc đã đầy đủ thì phát lệnh điều chỉnh, nhờ dây li tâm tới cơ quan phản ứng. Nhờ vậy mà cơ thể có thể phản ứng chính xác đối với kích thích (tay điều chỉnh vị trí hay cường độ gãi.
II. Giải bài tập câu hỏi cuối trang
Câu 1 (sgk sinh học 8/ trang 23)
Khái niệm phản xạ : Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.
Ví dụ : Khi chân ta dẫm phải hòn than nóng, chân vội nhấc lên là một phản xạ. Con chuột đang đi, bỗng nhìn thấy con mèo, liền chạy trốn cũng là một phản xạ, bị bóng đèn chiếu vào mắt liền nheo mắt lại cũng là một phản xạ,…
Câu 2 (sgk sinh học 8/ trang 23)
Phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ :
Nếu ta dẫm phải hòn than thì cơ quan thụ cảm ở đó nhận được một cảm giác rất nóng, liền phát ra một xung thần kinh về trung ương thần kinh qua noron hướng tâm. Trung ương thần kinh tiếp nhận thông tin, phân tích kích thích (chạm vào hòn than nóng), trả lời lại: phải rụt chân lại, rồi truyền xung thần kinh qua noron li tâm tới cơ bắp ở chân (cơ quan phản ứng). Cơ quan phản ứng tiếp nhận xung thần kinh phản ứng lại khiến ta rụt chân lại.
Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược về trung ương theo dây hướng tâm. Nếu phản ứng chưa chính xác thì phát lệnh điều chỉnh, nhờ dây li tâm truyền tới cơ quan phản ứng. Nhờ vậy, cơ thể có thể phản ứng đối với kích thích một cách nhanh chóng và kịp thời.