Cơ thể người có cấu tạo và sự sắp xếp các cơ quan và hệ cơ quan giống với động vật thuộc lớp Thú. Các cơ quan trong cơ thể là một khối thống nhất, có sự phối hợp với nhau, cùng thực hiện chức năng sống. Sự phối hợp đó thực hiện được nhờ cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch. Dưới đây là hướng dẫn các em học sinh giải bài tập sách giáo khoa Sinh học 8 Bài 2: Cấu tạo cơ thể người. Hướng dẫn các em học sinh giải bài tập sách giáo khoa Sinh học 8 Bài 2: Cấu tạo cơ thể người đầy đủ, chính xác nhất trên THCS Lao Bảo.com.
Các bài viết liên quan tới chủ đề Cấu tạo cơ thể người đáng chú ý:
Giải bài tập Sinh học 8 Bài 2: Cấu tạo cơ thể người
I. Trả lời các câu hỏi lý thuyết
Câu hỏi thảo luận số 1 (sgk sinh học 8/ trang 8)
– Cơ thể người có 3 phần: đầu, thân và tay chân. Cơ thể người được bao bọc bởi da.
– Có 2 khoang cơ thể lớn nhất là khoang ngực và khoang bụng. 2 khoang này nằm ở phần thân và ngăn cách nhau bởi cơ hoành.
– Khoang cơ thể chứa các cơ quan nội tạng:
Khoang ngực chứa: tim, phổi.
Khoang bụng chứa: dạ dày, ruột, gan, túi mật, tụy, thận, bóng đái, cơ quan sinh dục.
Câu hỏi thảo luận số 2 (sgk sinh học 8/ trang 9)
Bảng 2. Thành phần, chức năng của các hệ cơ quan
Hệ cơ quan
Các cơ quan trong từng hệ cơ quan
Chức năng của hệ cơ quan
Hệ vận động
Cơ và xương
Giúp vận động, nâng đỡ và bảo vệ cơ thể.
Hệ tiêu hóa
Miệng, ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá
Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.
Hệ tuần hoàn
Tim và hệ mạch
Vận chuyển chất dinh dưỡng, khí oxi tới các tế bào và vận chuyển chất thải, khí cacbonic từ tế bào đến cơ quan bài tiết.
Hệ hô hấp
Mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi
Thực hiện trao đổi khí oxi và khí cacbonic giữa cơ thể và môi trường.
Hệ bài tiết
Thận, ống dẫn nước tiểu, ống đái và bóng đái
Lọc thải các chất thừa, độc hại từ máu góp phần ổn định môi trường trong.
Hệ thần kinh
Não, tuỷ sống, dây thần kinh và hạch thần kinh
Tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường, điều khiển và điều hòa hoạt động của các cơ quan.
Câu hỏi thảo luận số 3 (sgk sinh học 8/ trang 9)
Các mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các hệ cơ quan thể hiện rõ vai trò chỉ đạo, điều hòa hoạt động các cơ quan của hệ thần kinh.
II. Giải bài tập câu hỏi cuối trang
Câu 1 (sgk sinh học 8/ trang 10)
– Cơ thể người gồm 3 phần: phần đầu, phần thân và phần chi (tay, chân).
– Phần thân gồm khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi cơ hoành.
Khoang ngực chứa tim, phổi.
Khoang bụng chứa gan, ruột, dạ dày, thận, tụy, túi mật, bóng đái và cơ quan sinh sản.
Câu 2 (sgk sinh học 8/ trang 10)
Ví dụ về vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể như sau:
Khi chơi thể thao như bóng đá, chơi cầu lông,…hay lao động nặng như gánh, vác vật liệu xây dựng,…thì hệ vậng động tăng cường hoạt động. Để đáp ứng nhu cầu hoạt động tăng của hệ vận động thì tim đập nhanh, mạch máu đến các cơ dãn, nhịp thở tăng, mô hôi toát ra,… Nghỉ ngơi một lát, mọi hoạt động của các cơ quan lại trở về bình thường. Thực hiện được hoạt động liên quan đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể lúc này là vai trò điều hòa và phối hợp của hệ thần kinh. Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.