Ở bài học trước các em đã nghiên cứu về ngành Giun dẹp với đặc trưng cơ thể dạng dẹp. Còn ngành Giun tròn khác với giun dẹp ở điểm: tiết diện ngang cơ thể tròn, bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức và ống tiêu hóa phân hóa. Chúng sống ở trong nước, đất ẩm và kí sinh ở cơ thể động, thực vật và người. Một đại diện tiêu biểu sẽ được các em nghiên cứu trong Bài 13: Giun đũa. Giun đũa là một loại sinh vật thường kí sinh ở ruột non người, nhất là ở trẻ em, gây đau bụng đôi khi nguy hiểm hơn gây tắc ruột và tắc ống mật. Dưới đây là hướng dẫn các em học sinh giải bài tập sách giáo khoa Sinh học 7 Bài 13: Giun đũa. Hướng dẫn các em học sinh giải bài tập Sinh học 7 Bài 13: Giun đũa đầy đủ, chính xác nhất trên THCS Lao Bảo.com.
Giải bài tập Sinh học 7 Bài 13: Giun đũa
I. Trả lời các câu hỏi lý thuyết
Câu hỏi thảo luận số 1 (sgk sinh học 7/ trang 48)
– Giun đũa cái mập hơn giun đũa đực có ý nghĩa sinh học là: giúp chúng sinh sản nhiều.
– Nếu giun đũa thiếu lớp vỏ cutin thì chúng sẽ bị chết vì lớp vỏ cutin bên ngoài bảo vệ chúng không bị dịch tiêu hóa trong ruột tiêu hóa. Nếu không có lớp vỏ đó giun đũa sẽ bị tiêu diệt.
– Ruột thẳng và kết thúc ở hậu môn ở giun đũa có tốc độ tiêu hóa nhanh hơn so với ruột phân nhánh ở giun dẹp (chưa có hậu môn). Vì ở giun đũa có con đường truyền thức ăn ngắn hơn và chúng vừa tiêu hóa vừa hấp thụ thức ăn.
– Đặc điểm giúp giun đũa chui vào được ống mật là cơ thể thon dài như chiếc đũa. Hậu quả là có thể gây tắc ống mật, ruột mất chất dinh dưỡng, gây độc tố cho cơ thể.
Câu hỏi thảo luận số 2 (sgk sinh học 7/ trang 49)
– Rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống giúp hạn chế trứng giun đũa vào cơ thể phát triển thành giun đũa.
– Y học khuyên mỗi người nên tẩy giun 1- 2 lần một năm vì trong ruột người có rất nhiều giun. Chúng ta nên tẩy định kì để tẩy giun trong ruột tránh gây ảnh hưởng cho quá trình tiêu hóa.
II. Giải bài tập câu hỏi cuối trang
Câu 1 (sgk sinh học 7/ trang 49)
– Đặc điểm cấu tạo của giun đũa khác sán lá gan:
Cơ thể thon dài, tiết diện tròn.
Có lớp vỏ cutin bảo vệ khỏi bị dich tiêu hóa tiêu diệt.
Sinh sản phân tính.
Ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng, kết thúc ở hậu môn.
Câu 2 (sgk sinh học 7/ trang 49)
– Tác hại của giun đũa với sức khỏe con người:
Giun đũa lấy chất dinh dưỡng ở ruột non.
Có thể gây tắc ruột, tắc ống mật.
Giun đũa tiết độc tố khiến cơ thể bị ngộ độc.
Người mắc giun đũa có khả năng phát tán bệnh.
– Các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người:
Ăn chín, uống sôi.
Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Giữ gìn môi trường sạch sẽ
Ăn uống hợp vệ sinh, không ăn thức ăn ôi thiu.
Tiêu diệt ruồi nhặng.