Người bị gãy xương, rạn xương thường do có sự va đập mạnh xảy ra khi bị ngã, do tai nạn giao thông,…Tuổi càng cao thì nguy cơ gãy xương càng cao vì tỉ lệ giữa chất cốt giao và chất vô cơ thay đổi theo chiều hướng chất vô cơ tăng làm xương giòn. Tuy vậy, ở trẻ em vẫn có thể bị gãy xương nhất là ở các xương dài như xương tay, xương chân, xươmg sườn. Việc giáo dục học sinh biết cách phòng chống gãy xương đặc biệt lưu ý đồng thời cần phổ biến cách sơ cứu và băng bó cho người gãy xương để tránh các tai nạn đáng tiếc. Dưới đây là hướng dẫn các em học sinh giải bài tập sách giáo khoa Sinh học 8 Bài 12: Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương. Hướng dẫn các em học sinh giải bài tập sách giáo khoa Sinh học 8 Bài 12: Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương đầy đủ, chính xác nhất trên THCS Lao Bảo.com.
Các bài viết liên quan tới chủ đề Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương đáng chú ý:
Giải bài tập Sinh học 8 Bài 12: Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương
BÀI THU HOẠCH
Cách sơ cứu và băng bó khi gặp người bị gãy xương cẳng tay
– Phương pháp sơ cứu:
+ Dùng một nẹp đỡ lấy cẳng tay, đồng thời lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương.
+ Buộc định vị ngay chỗ xương gãy bằng gạc.
– Băng bó cố định:
+ Sau khi đã buộc định vị dùng băng y tế hoặc bằng vải băng cho người bị thương.
+ Băng cần quấn chặt.
+ Với xương cẳng tay bằng từ trong ra cổ tay, sau đo làm dây đeo cẳng tay vào cổ.
* Chú ý: Với xương chân thì băng từ cổ chân vào. Chú ý nếu chỗ gãy là xương đùi thì cần phải dùng nẹp dài bằng chiều dài từ sườn đến gót chân và buộc cố định ở phần thân để đảm bảo cho chân bị gãy cố định không cử động.