Trường trung học cơ sở Lao Bảo
Địa Chỉ: Thị Trấn Lao Bảo - Hướng Hóa - Quảng Trị
  • Trang Chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu nhà trường
    • Truyền thống
    • Cơ cấu tổ chức
    • Thơ
    • Văn xuôi
    • Phụ lục
    • Lịch sử nhà trường
    • Cơ sở vật chất
    • Học sinh
    • Cán bộ Giáo viên
  • Tin tức - Sự kiện
    • Bài viết về Nhà tù Lao Bảo
    • Giới thiệu di tích
    • Giáo dục - Nghiên cứu
    • Hoạt động Nhà trường
  • Tài nguyên - Thư viện
    • Danh mục sách
    • Thư viện pháp luật
    • Thư viện online
    • Tủ sách pháp luật
    • Giới thiệu sách
    • SKKN-Đề tài KH
    • Ngân hàng đề thi HSG
    • Phần mềm & Tài liệu tin học
    • Ngân hàng đề kiểm tra
    • T.V bài giảng điện tử
  • Thông báo - Kế hoạch
    • Năm học 2017-2018
    • Năm học 2016-2017
    • Năm học 2015-2016
    • Năm học 2014-2015
    • Năm học 2013-2014
    • Năm học 2012-2013
    • Thông báo
  • Tổ chuyên môn
    • TỔ VĂN - GDCD
    • TỔ TOÁN
    • TỔ HÓA SINH CNNN
    • TỔ VĂN PHÒNG
    • TỔ NGOẠI NGỮ - TV
    • TỔ NĂNG KHIẾU
    • TỔ ĐỊA SỬ
    • TỔ LÝ - TIN -CNCN
  • Người thật - Việc thật
  • Góc học sinh
    • Đố vui - Trao đổi
    • Nghệ thuật - Khoa học
    • Tra cứu - Từ điển
    • Xem ND trao đổi
    • Trao đổi
  • Chi bộ - Đoàn thể
    • Danh sách đảng viên
    • Thông tin cấp ủy
    • Hội chử thập đỏ
    • Liên đội TNTP HCM
    • Ban LL Cựu GV - HS
    • Hội Phụ Huynh
    • Hội Khuyến học
    • Chi đoàn TNCS HCM
    • Công đoàn
    • Hoạt động Chi bộ
    • Lịch sử Chi bộ
    • Văn bản chỉ đạo của Đảng
  • Liên Hệ
  • Website mới
  1. Trang chủ
  2. Giáo dục - Nghiên cứu

Cách viết Sáng kiến, Kinh nghiệm

Cập nhật 4/15/2011 10:28:05 AM, Lượt xem 1824

Thông thường sáng kiến, kinh nghiệm (SK,KN) trong các hoạt động ở nhà trường là một trong những lĩnh vực nghiên cứu khoa học có tính thực tiễn cao, giá trị của SK,KN là ở chỗ tính hiệu quả và khả năng phổ biến rộng rãi.

Đề tài SK,KN có thể thực hiện trong khoảng thời gian 1 hay nhiều năm, nội dung thường đi sâu vào một vấn đề cụ thể nào đó có tính cải tiến, đổi mới hay mang tính nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả làm việc của bản thân mình. Tùy theo tích chất, quy mô và phạm vi ảnh hưởng để có sự đánh giá theo từng cấp cho phù hợp (cấp trường, cấp phòng hay cấp sở). Dù mức độ nào thì cũng nên trình bày SKKN một cách khoa học, bài bản thể hiện được nội dung nghiên cứu, kết quả áp dụng và những vấn đề cần giải quyết tiếp theo, như: những đề xuất để nâng giá trị của đề tài, cách tổ chức áp dụng, nhân rộng..

Hằng năm, thường vào cuối năm học, các cán bộ, giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm để tổng kết và đúc rút kinh nghiệm, tuy nhiên cách viết đề tài là khác nhau. Để việc viết SK,KN theo thể thức thống nhất và đáp ứng được yêu cầu của một đề tài có tính khoa học, tôi đề xuất một phương án viết như sau:

 

1.Cấu trúc của đề tài

Thường có những phần sau:

*Tên SK,KN: Là tiêu đề, cơ bản bao hàm được nội dung của bản SK,KN.

1.1. Mở đầu

Phần này trình bày phương pháp tiếp cận đề tài. Nó giúp người đọc biết được lý do chọn đề tài, ý nghĩa của SKKN do mình đề xuất, và tác giả đã làm gì để hoàn thành sáng kiến, kinh nghiệm đó, từ đó đánh giá được mức độ thành công. Do vậy, dàn bài của phần này như sau (khoảng 1 – 3 trang):

1. Lý do chọn SK,KN

2. Lịch sử của SK,KN

3. Mục đích nghiên cứu SK,KN

4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu

5. Giới hạn (phạm vi) nghiên cứu

6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.

      1.2. Nội dung

Đây là phần chính (khoảng 4 – 10 trang). Phần này trình bày tiến trình nghiên cứu và kết quả áp dụng thu được.

Dàn bài phần này thường được trình bày dưới dạng các chương, khi phân theo chương thì ít nhất là 3 chương, thông thường chương 1: trình bày các cơ sở lý luận, chương 2: trình bày các nghiên cứu, chương 3: trình bày những kết quả áp dụng, …), nếu bài ngắn có thể trình bày các mục lớn theo số La Mã.

Trình bày với văn phong nghiên cứu khoa học: chứng minh chặt chẽ, từ ngữ rõ ràng, chuẩn xác, nếu cần định nghĩa các khái niệm được dùng; nếu trích câu nói của ai (thường là nhà khoa học, học giả, những người có tên tuổi trong giới chuyên môn liên quan với đề tài …) phải dẫn rõ nguồn từ tác giả nào? sách nào? nhà xuất bản nào? năm nào? trang nào? … Câu trích dẫn cần chính xác và viết chữ nghiêng (có thể dùng ký hiệu để giải thích vào cuối trang); nếu chứng minh cũng phải có sức thuyết phục (nên có chứng minh, thí nghiệm kiểm chứng, thực nghiệm, điều tra xã hội học, có số liệu so sánh, đối chiếu với cách làm cũ trước đây, …).

Nếu là sáng kiến (có tìm tòi, phát minh) thì phải chứng minh được là trước đó chưa ai tìm ra như của tác giả, và thực nghiệm (hoặc chứng minh) rõ ràng cùng kết quả của nó. Nếu là kinh nghiệm (đúc kết từ thực tiễn) thì cũng tổng kết thành bài học, nếu được, đưa ra quy trình để thực hiện. Tất cả phải khả thi và mang tính phổ biến (nhiều người học được, và khi họ làm đúng quy trình và đều cho ra kết quả như đã tổng kết. Cuối tập sáng kiến, kinh nghiệm thường có phụ lục (hình ảnh, số liệu, sản phẩm, biểu mẫu, văn bản đính kèm, …), và mục lục tài liệu tham khảo đã dùng cho việc viết SK, KN

Nói chung, phải biết sắp xếp các ý cho sự diễn đạt mạch lạc, thu hút, lôi cuốn, đặt biệt là thuyết phục người đọc bằng khả năng trình bày kết quả của mình. Sáng kiến, kinh nghiệm tốt cùng với phương pháp diễn đạt tốt sẽ giúp tác giả thành công khi nghiệm thu, đánh giá.

1.3. Kết luận

Trong phần này, tác giả đúc kết lại những nội dung chính đã trình bày; đề ra biện pháp để triển khai, áp dụng sáng kiến, kinh nghiệm vào thực tiễn; nêu lên những kiến nghị, đề xuất nếu có và hướng phát triển của đề tài.

Phần cuối đề tài nên có ghi rõ Tài liệu tham khảo, Tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự a, b, c của tên tác giả. Mỗi tài liệu tham khảo được viết theo tên tác giả, tên tài liệu tham khảo (in chữ nghiêng), nhà xuất bản, năm xuất bản.

Phần mục lục nên ghi vào cuối hoặc đầu đề tài để người đọc dễ theo dõi.

2. Về hình thức sáng kiến, kinh nghiệm:

Tất cả được đóng thành tập, không nên quá dày (tối đa 15-20 trang ruột, trừ trường hợp đặc biệt có thể nâng lên thành đề tài nghiên cứu khoa học cấp huyện, tỉnh, quốc gia). Văn bản cần được in một mặt trên giấy trắng khổ giấy A4 (210 X 297cm ), font Unicode kiểu chữ Times New Roman, size 13, định lề trên 2cm, dưới 2cm, lề trái 3cm, lề phải 1,5cm, dãn dòng ở chế độ 1.5 lines. Số trang được đánh chính giữa phần cuối mỗi trang.

Trên đây là một phương án đề xuất để viết SKKN. Trong thực tế có những SK, KN có tính đặc thù thì việc trình bày không nhất thiết theo mẫu này, miễn việc trình bày mang tính thuyết phục.


Bài viết khác

  • Không thể cứ loay hoay… đọc – chép !
  • “HP đồng hành cùng ngành giáo dục”: Một dự án thiết thực
  • Đừng làm rối “làn sóng” đổi mới phương pháp dạy học
  • Rơi nước mắt vì giáo viên vùng cao
  • XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP VÀ VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG TRƯỜNG HỌC
  • Từ khóa: 
  • Hoạt động Nhà trường
  • Giáo dục - Nghiên cứu
  • Giới thiệu di tích
  • Bài viết về Nhà tù Lao Bảo
  • VĂN BẢN MỚI

    QUY ĐỊNH THỜI GIAN TẬP SỰ THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN, GIẢNG VIÊN

    BỔ NHIỆM CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VÀ XẾP LƯƠNG ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC

    TTLT 22/BGD&ĐT-BNV TIEU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN THCS CÔNG LẬP

    HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 108/2014/NĐ-CP NGÀY 20 THÁNG 11 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ

    Ban hành quy định về phòng học bộ môn

    LỊCH CÔNG TÁC

    THỜI KHÓA BIỂU

    LIÊN KẾT WEBSITE

    LIÊN KẾT HỮU ÍCH

    LIÊN KẾT CỔ ĐỘNG

    • Cộng đồng THCS Lao Bảo:

    TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LAO BẢO

    Địa Chỉ: Thị Trấn Lao Bảo - Hướng Hóa - Quảng Trị

    Email: thcslaobaohhqt@quangtri.edu.vn

    Điện Thoại: (053). 3877. 095

    THIẾT KẾ BỞI TT CNTT VNPT QUẢNG TRỊ

    Địa Chỉ: 20 Trần Hưng Đạo - Đông Hà - Quảng Trị

    Website: http://vnptquangtri.com.vn

    Điện Thoại: (053). 3567. 637